Kết quả tìm kiếm cho "HĐND tỉnh An Giang bầu"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 906
Ngày 26/7, Chi bộ Quân sự xã Châu Phú (tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội đảng viên lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thi Hồng Thúy; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lê Thị Hải Âu; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lê Quốc Phong đến dự.
Sáng 17/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Châu Thành (tỉnh An Giang) tổ chức hội nghị lần thứ nhất, công bố quyết định của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về việc thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Châu Thành từ ngày 1/7/2025; đồng thời, công nhận 57 ủy viên Ủy ban MTTQ xã nhiệm kỳ 2024-2029.
Chiều 15/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.
Ngày 1/7/2025 ghi dấu thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc khi cả nước đồng loạt vận hành chính thức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố. Quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, kiến tạo, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân.
Dư luận những ngày qua cho thấy cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính không đơn thuần là thay đổi về địa giới hay tổ chức cán bộ, mà sâu xa là thay đổi tư duy, nâng cao trình độ, trách nhiệm và đạo đức công vụ.
Chiều 26/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ trao quyết định cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang chủ trì buổi lễ.
Chiều 20/6, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp thứ 31 (chuyên đề), HĐND tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đỗ Tấn Kiết và Đinh Thị Việt Huỳnh chủ tọa kỳ họp.
Chính phủ đề xuất, các văn bản do cấp huyện ban hành trước khi sắp xếp bộ máy vẫn tiếp tục có hiệu lực trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính của huyện đó cho đến khi cấp xã mới ra quyết định bãi bỏ, hoặc thời hạn hiệu lực tối đa đến 1/3/2027.
Chiều 12/5, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang chủ trì thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 5/5, Quốc hội khóa XV bước vào kỳ họp thứ 9, một kỳ họp được nhận định mang tầm lịch sử, với nhiều quyết sách trọng đại sẽ được đưa ra. Kỳ họp kéo dài trong 2 tháng (thông thường chỉ 1 tháng), chia thành 2 đợt. Đợt 1, từ ngày 5/5 đến 29/5; đợt 2, từ ngày 11/6 đến 28/6.
Giữa tháng 4/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập Hội nghị toàn quốc để kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, quyết sách quan trọng được Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thông qua. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới cấp xã; truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các nội dung cần quán triệt, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII). Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm dự và chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Trung ương.